Tháng Mười Hai 4 2019

Tăng cường quan hệ đối tác đa ngành nhằm thúc đẩy môi trường nuôi dưỡng an toàn và bền vững cho trẻ thơ

(English below) - Sáng 04/12/2019, tại Hà Nội, Bộ Lao động- Thương binh Xã hội (LĐ-TBXH) phối hợp với Mạng lưới phát triển trẻ thơ khu vực Châu Á Thải Bình Dương (ARNEC) đã tổ chức Hội nghị Phát triển toàn diện trẻ thơ khu vực Châu Á- Thái Bình Dương năm 2019. Hội nghị với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác đa ngành nhằm thúc đẩy môi trường nuôi dưỡng an toàn và bền vững cho trẻ thơ”.

Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về trẻ em; Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung; Giám đốc UNICEF khu vực Đông Á - Thái Bình Dương Karin Hulshof; Giám đốc Mạng lưới phát triển toàn diện trẻ thơ khu vực Châu Á- Thái Bình Dương Sheldon Shaeffer; Giám đốc UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Shigeru Aoyagi; cùng Bộ trưởng, Trưởng đoàn các quốc gia, vùng lãnh thổ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; 530 đại biểu đến từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 44 tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia, các nhà khoa học.

Hội nghị tập trung vào các chủ đề phụ sau: (I) Môi trường chính sách (II) Môi trường sống (III) Môi trường cộng đồng (IV) Môi trường gia đình

Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam nhấn mạnh sự cần thiết phải có các giải pháp có hệ thống liên quan đến chính phủ và những người ủng hộ để nâng cao nhận thức và giải quyết các thách thức mà trẻ em phải đối mặt. Thủ tướng chia sẻ: “Bên cạnh đó, cha mẹ trẻ cần được chuẩn bị tốt hơn về sức khỏe, kiến thức và kỹ năng để sinh con, bảo vệ và nuôi dưỡng những đứa trẻ khỏe mạnh để đối phó với những thay đổi nhanh chóng của môi trường và xã hội.”

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu khai mạc Hội nghị

Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung phát biểu tại Hội nghị

Hội nghị mang lại nhận thức mạnh mẽ giữa các nhà hoạch định chính sách và thực hiện chính sách về các mối đe dọa đáng kể đối với trẻ em trong môi trường hiện tại và tương lai, cũng như các cơ hội để bảo vệ các môi trường này. Đồng thời, phấn đấu để tạo ra động lực trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương xung quanh các chương trình và chính sách liên ngành có thể thúc đẩy môi trường nuôi dưỡng và bền vững.

Tiến sĩ Sheldon Shaeffer, Chủ tịch hội đồng quản trị ARNEC 

Bà Karin Hulshof, giám đốc khu vực UNICEF Đông Á và văn phòng khu vực Thái Bình Dương

Ông Shigeru Aoyagi, Giám đốc khu vực, Văn phòng Giáo dục khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại sự kiện

Giám đốc quốc gia và Điều phối viên phụ trách vận động chính sách Quốc gia của Làng trẻ em SOS Việt Nam tham dự Hội nghị

Hội nghị phát triển toàn diện trẻ thơ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thúc đẩy môi trường an toàn, nuôi dưỡng và bền vững cho mọi trẻ em và sẽ phát hành 7 thông điệp chính như sau:

1. NHẬN THỨC được rằng việc trẻ em có thể phát huy hết tiềm năng của mình phụ thuộc vào chất lượng môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường gia đình, cộng đồng và môi trường sống, cũng như chính sách và chương trình ảnh hưởng đến các em.

2. QUAN NGẠI rằng môi trường sống của các trẻ em khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiềm ẩn nhiều nguy cơ như ô nhiễm môi trường và hiểm họa môi trường khác, các thảm họa tự nhiên và nhân tạo, xung đột, di cư,...

3. HIỂU BIẾT những tác động trước mắt cũng như lâu dài của biến đổi khí hậu đối với khu vực và nhu cầu cần phối hợp hành động liên ngành của Chính phủ và xã hội nhằm dự đoán, quản lý, và giảm thiểu hậu quả bất lợi cho trẻ em, gia đình trẻ và cộng đồng nơi trẻ đang sống. 

4. KHẲNG ĐỊNH tầm quan trọng của môi trường bền vững trong việc đạt được khát vọng phát triển trên toàn cầu, trong khu vực, tại mỗi quốc gia và địa phương, và trong việc định hình phạm vi và định hướng phát triển trẻ nhỏ ở Châu Á-Thái Bình Dương. 

5. ƯU TIÊN đầu tư nguồn lực, đặc biệt là đầu tư vào trẻ em, nhằm xây dựng nền tảng vững chắc cho xã hội vững mạnh và kinh tế phát triển trong khu vực, phù hợp với các mục tiêu của Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, các Mục tiêu Phát triển Bền Vững và kế hoạch phát triển của các nước.

6. KÊU GỌI cam kết từ các Chính phủ và Quốc hội nhằm phối hợp đảm bảo phát triển toàn diện trẻ em, và vận động hỗ trợ từ tất cả các ngành liên quan để thúc đẩy mục tiêu chăm sóc nuôi dưỡng.

7. XÂY DỰNG những mối quan hệ hợp tác và cơ chế liên ngành trong nội bộ từng quốc gia , liên quốc gia và liên khu vực hướng tới chăm sóc nuôi dưỡng, chia sẻ mô hình tích cực và đảm bảo các Chính phủ và các bên liên quan chịu trách nhiệm về những chính sách và kết quả ảnh hưởng tới trẻ em.

Đọc thêm: KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG HÀ NỘI

On December 4th in Hanoi, Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs (MOLISA) and Asia-Pacific Regional Network for Early Childhood organized the Asia-Pacific Conference on Early Childhood Development. The conference theme: “Working across sectors to promote nurturing and sustainable environments for young children”.

H.E. Vũ Đức Đam, Vietnamese Deputy Prime Minister; Mr. Dao Ngoc Dung, Minister Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs (MOLISA); Dr. Sheldon Shaeffer, Chair, Board of Directors, ARNECM; Mr. Shigeru Aoyagi, Regional Director, UNESCO Asia and Pacific Regional Bureau for Education; Ms. Karin Hulshof, Regional Director, UNICEF East Asia and the Pacific Regional Office and 530 experts from 35 countries and territories along with 44 non-governmental organizations took part in the Conference.

The Conference focuses on the following sub-themes: (I) The policy environment (II) The physical environment (III) The community environment (IV) The home environment

Vietnamese Deputy Prime Minister Vu Duc Dam stressed the need for systematic solutions which involve governments, academia and advocates to raise awareness and solve challenges facing children. “Besides, young parents need to be better prepared in terms of health, knowledge and skills to give birth to, protect and bring up healthy children in response to rapid changes of environment and society,” he said.

The conference brings about strong awareness among policy makers and practitioners of the substantial threats to young children’s present and future environments, as well as opportunities to protect these environments. It strives to generate momentum in the Asia-Pacific region around cross-sectoral programs and policies that can promote nurturing and sustainable environments.

The Asia-Pacific Conference on Early Childhood Development promotes safe, nurturing and sustainable environments for every child and will release 6 key messages as follows:

1. ACKNOWLEDGE that children can realize their full potential depends on the quality of their surroundings, especially the family, community and living environment, as well as the policies and programs that affect them.

2. CONCERNS about the physical environment of children in Asia-Pacific region poses many risks such as environmental pollution and other environmental hazards, natural and man-made disasters, conflicts, migration. ..

3. UNDERSTAND the immediate and long-term impacts of climate change on the region and the need for intergovernmental and social inter-agency action to anticipate, manage, and minimize adverse consequences. for children, young families, and the community where they live.

4. CONFIRM the importance of a sustainable environment in achieving development aspirations globally, in the region, in each country and locality, and in shaping the scope and direction of child development in Asia-Pacific.

5. PRIORITY to invest resources, especially investment in children, in order to build a strong foundation for strong society and economic development in the region, in accordance with the goals of the United Nations Convention on Children's rights, Sustainable Development Goals and national development plans.

6. CALL commitments from Governments and the National Assembly to work together to ensure the comprehensive development of children, and to mobilize support from all relevant sectors to promote the goals of foster care.

7. BUILD interdisciplinary cooperation relationships and mechanisms within each country, inter-country and inter-region towards nurturing care, sharing positive models and ensuring governments and stakeholders It is responsible for the policies and results that affect children.